Từ ngày 01/01/2025 Bệnh viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và không bảo hiểm y tế theo Nghị quyết 118/NĐ-HĐND của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Cập nhật: 12:4, 25/6/2021
83318 lượt đọc

Những điều cần lưu ý khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona (COVID-19) trên địa bàn thành phố cho các đối tượng thuộc quy định theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19. Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động nhân viên y tế thuộc tất cả cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện chiến dịch lần này để có thể tổ chức tiêm 786.000 liều vắc-xin AstraZeneca được Bộ Y tế phân bổ đợt nầy trong vòng 1 tuần.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu

Nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả cao nhất, những điều cần lưu ý khi đi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sau đây:

Những lợi ích to lớn của việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là không thể chối cãi. Tiêm vắc-xin có thể phòng ngừa mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh; vì vậy tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống dịch COVID-19. Người được tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ bản thân và gia đình mà còn thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, hướng tới đạt được miễn dịch cộng đồng để chiến thắng được dịch bệnh. Miễn dịch cộng đồng đạt được nhờ vào kháng thể được tạo ra từ những người tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và những người đã nhiễm vi-rút SAR-COV-2.Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêm vắc-xin sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nhanh hơn nhiễm vi-rút SAR-COV-2 tự nhiên, và những người tiêm vắc-xin được chế tạo từ công nghệ mRNA(như vắc xin do AstraZeneca mà chúng ta đang sử dụng)có khả năng bảo vệ, đối với các biến chủng mới đang lưu hành trên thế giới.

Hình ảnh người dân đến tiêm vắc-xin phòng COVID-19 tại cộng đồng

Khi đi tiêm chủng, mỗi người nên thực hiện đúng quy trình được hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đầu tiên, Khám sàng lọc trước tiêm chủng là bước quan trọng nhằm phát hiện và phân loại đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc-xin COVID-19. Mỗi người lưu ý cần phải chủ động cung cấp cho bác sĩ khám sàng lọc đầy đủ thông tin của mình như:

- Tình trạng sức khoẻ hiện tại như: sốt, ho, khó thở, đau họng, mất khứu giác/vị giác, các bệnh cấp tính đang mắc.

- Có tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân (thuốcvắc-xinthức ăn,…) nào hay không.

- Tiền sử mắc phải các bệnh mạn tính (Tăng huyết ápđái tháo đườngung thư,các bệnh tim mạch mạn tínhbệnh phổi tắc nghẽn (COPD), bệnh thần kinh mạn tính,…) , rối loạn đông máu/cầm máu (chảy máu khó cầm,…).

- Sử dụng các thuốc (Thuốc chống đôngthuốc ức chế miễn dịchthuốc corticoid,…), liệu trình điều trị (xạ trị, hoá trị,…) gần đây.

- Có tiêm/uống vắc-xin trong vòng 14 ngày qua hay không.

- Đối với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, cung cấp về việc đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

- Đã từng nhiễm vi-rút SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 hay không.

- Nếu là tiêm lần 2, cung cấp thông tin loại vắc-xin và ngày tiêm mũi 1 cũng như các phản ứng gặp phải sau tiêm.

Các bác sĩ thực hiện khám sàng lọc, tư vấn cho mỗi người để chỉ định đối tượng đến tiêm vắc-xin như sau: (1) Được tiêm vắc-xin; (2)Chống chỉ định tiêm vắc-xin, hoãn tiêm vắc-xin (có thể tiêm ngày khác); (3) Nên thực hiện tiêm vắc xin tại bệnh viện.

NVYT đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, SpO2 của người dân đến tiêm chủng

Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin

Sau khi khám sàng lọc, những đối tượng có chỉ định “Được tiêm vắc-xin” sẽ được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nhân viên y tế sẽ cung cấp tên vắc-xin, hạn sử dụng vắc-xin và thực hiện tiêm một liều 0,5mL vào cánh tay của người được tiêm.

Điều dưỡng tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Sau khi được tiêm vắc-xin,mỗi người sẽ ngồi tại khu vực theo dõi sau tiêm 30 phút để nhân viên y tế theo dõi và phát hiện sớm phản ứng sau tiêm chủng.Nếu có bất cứ khó chịu gì trong người nên thông báo ngay với các bác sĩ. Sau 30 phút theo dõi, các nhân viên y tế sẽ thực hiện khám lại và tư vấn theo dõi sức khoẻ bản thân tại nhà, nơi làm việc ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng.

Sau khi tiêm vắc-xin, một số người có thể có một hoặc vài trong số các dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng như sốt, ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau/sưng/đỏ tại chỗ tiêm, đau bụng, bồn chồn…Tuy nhiên, nếu đối tượng tiêm chủng thấy:

- Có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥390C), vật vã, lừ đừ, tím tái, khó thở… hoặc,

-Khi các dấu hiệu thông thường kéo dài trên 24 giờ hoặc,

-Khi gia đình, bản thân không yên tâm về sức khoẻ của đối tượng tiêm chủng…

thì cần đưa NGAY đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Khu vực ngồi theo dõi 30 phút sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Mỗi ngườiđến tiêm chủng phải luôn tuân thủ đeo khẩu tranggiữ khoảng cách an toàn, thực hiện thông điệp 5K trong quá trình đi tiêm và sau khi tiêm vì tỉ lệ tiêm vắc-xin trong cộng đồng còn thấp. Ngày tiêm nên ăn uống đầy đủ, không nên uống cà phê hay các loại nước tăng lực nhiều, mặc áo ngắn tay để dễ tiêm và quần áo rộng rãi để thuận tiện khi cần cấp cứu, lưu ý ghi nhớ/hỏi bác sĩ tư vấn về xử trí các dấu hiệu sau tiêm.

BS. Lê Minh Thượng
LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường Vườn Lài, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"