Qua đây, chúng tôi cũng xin lưu ý trong dịp hè gần đến, quí phụ huynh ở vùng quê hoặc đi chơi đến vùng quê, cần biết cách phòng ngừa cho con em mình không bị rắn cắn bằng cách:
- Không cho trẻ leo trèo cây vì dễ bị tai nạn do té hoặc bị rắn lục núp trong các tàng lá tấn công
- Mang giày ống cao và mặc quần dài phủ ra ngoài giày là cách tốt nhất khi đi trên cỏ rậm hoặc vườn cây có nhiều lá khô.
Khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu đúng cách và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
- Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
- Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
- Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
Những việc nên tránh
- Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi
- Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc
- Không được vì một lý do gì đó mà chậm trễ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế sớm.

Em L.T.T.D 8 tuổi, nữ, ngụ ở Đồng Nai bị rắn lục cắn ở cẳng chân phải, sưng, chảy máu, sưng lan lên đùi phải, xuống bàn chân phải