Từ ngày 17 tháng 11 năm 2023 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế "
Cập nhật: 16:56, 28/6/2024
66 lượt đọc

Mùa hè và tai nạn phỏng ở trẻ em

Mùa hè là mùa vui chơi nhiều hơn của trẻ em nên tai nạn bỏng cũng xảy ra nhiều hơn. Cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần quan tâm lưu ý nhiều hơn đến các con

Bỏng (thường gọi là phỏng) là tổn thương lớp da bề mặt và mô dưới da cơ thể, nông hay sâu, gây biến đổi cấu trúc da hoặc các mô dưới da. Tổn thương không chỉ khu trú tại chỗ mà còn có thể gây ra rối loạn toàn thân. Bỏng trẻ em mức độ từ trung bình đến nặng không chỉ gây tàn tật suốt đời mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình, áp đặt gánh nặng kinh tế gia đình xã hội. Bỏng trẻ em mức độ trung bình - nặng có thể xảy ra các biến chứng sốc bỏng, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, suy mòn bỏng, hội chứng cai và tử vong. Biến chứng bỏng trẻ em tăng khi diện tích bị bỏng tăng, độ sâu bỏng tăng.

 (A(B)

Hình A: bỏng sau khi va chạm bếp nóng, da bị đỏ, đau khi chạm vào.  Hình B: bỏng toàn bộ độ dày của da, phần gốc ngón tay có bóng nước và đỏ cho thấy phần nầy bị bỏng một phần độ dày của da.

Các nghiên cứu về bỏng đến nay cho thấy bỏng có t lệ trẻ nam cao hơn nữ, t lệ tử vong từ 1 - 12% trong đó cao nhất ở các nước có thu nhập thấp; nguyên nhân bỏng chủ yếu là nước nóng và lửa, bỏng điện tương đối ít hơn.

Mùa hè là mùa vui chơi nhiều hơn của trẻ em nên tai nạn bỏng cũng xảy ra nhiều hơn. Cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần quan tâm lưu ý nhiều hơn đến các con, tránh phạm sai lầm khi giữ trẻ như: khóa cửa nhà khi đi ra ngoài mà trẻ còn trong nhà, cho trẻ ở nhà với anh chị mà không có người lớn, trẻ nghịch lửa quẹt gas, nghịch lửa cồn… hoặc để nước nóng trong tầm với của trẻ (bình thủy, ấm nước điện, bình nóng lạnh, thức ăn trên bếp và dưới đất đang nấu…), trẻ tự chế tạo hóa chất theo hướng dẫn mạng internet gây nổ, nguồn điện nhà không an toàn cho trẻ.

Đặc biệt, mùa hè cha mẹ dẫn trẻ đi chơi đến nơi xa lạ cần cẩn thận hơn nữa giữ an toàn bỏng cho trẻ khi vui chơi, trẻ luôn phải được quan sát trong tầm nhìn của cha mẹ.

Khi chuyện không may xảy ra làm trẻ bị bỏng, cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh gọi người giúp đỡ và làm đúng sơ cứu bỏng trẻ em, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian sớm nhất.

Sơ cứu bỏng trẻ em đúng:

- Vết bỏng nhiệt nóng: được tưới dưới vòi nước mát 20 phút, trong vòng 3 giờ sau khi bị bỏng (lưu ý tránh làm hạ thân nhiệt của trẻ). Bỏng nhiệt lạnh sơ cứu là ủ ấm lại vùng bị bỏng nhiệt lạnh.

- Vết bỏng hóa chất: pha loãng tác nhân dưới vòi nước sạch liên tiếp trong ít nhất 20 phút trong 3 giờ đầu sau bỏng. Một sơ cứu bỏng hóa chất ngoại lệ như bê tông khô, xi măng và natri hidroxit là phải lấy sạch tác nhân trước khi tưới dưới vòi nước vì độ ẩm của nước kích hoạt hóa chất lan rộng. Kiểm tra độ pH bằng giấy thử độ pH được áp dụng cho bề mặt bỏng có thể xác minh rằng tác nhân đã được vô hiệu hóa.

- Vết bỏng điện: cần giữ an toàn cho người sơ cứu, ngắt nguồn điện, lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

                        

BSCK2 Trần Bích Thủy- Phó trưởng khoa Phỏng-Tạo hình ​
LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"