Từ ngày 17 tháng 11 năm 2023 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế "
Cập nhật: 13:17, 28/12/2021
466 lượt đọc

Công văn 145/NQ-CP của Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19

Trang web Bệnh viện Nhi Đồng 1 xin gởi đến phụ huynh và người chăm sóc trẻ công văn số 145/NQ-CP và một số công văn từ các Bộ, ngành liên quan đến dịch COVID-19 nhận được đến ngày 15/12/2021.

- Công văn số 145/NQ-CP điều chỉnh mức phụ cấp ở các nội dung: (1) Chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị, địa phương có số lượng nhiễm COVID-19 cao; (2) Chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 chưa được qui định cụ thể trước đây. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương); nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công văn giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn thi hành.

- Công văn số 2044/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Hòa Bình, Hà Tĩnh, Sóc Trăng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19. Công văn nêu rõ: Xuất cấp cho các tỉnh: Hòa Bình 54,78 tấn, Hà Tĩnh 229,47 tấn, Sóc Trăng 4.596,045 tấn. Công văn giao Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xử lý cụ thể theo qui định; chịu trách  nhiệm về thông tin và báo cáo.          

- Công văn số 327/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về vắc xin, thuốc điều trị Covid-19. Công văn yêu cầu: (1) Bộ Y tế và Chủ tịch UBND các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến ngày 15 tháng 12 năm 2021, chậm nhất cuối tháng 12 năm 2021 cơ bản phải tiêm xong 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên, nhất là những người 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền; (2) Trong kế hoạch bảo đảm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cần chi tiết về số lượng, chủng loại, độ tuổi tiêm, phương án tiêm, việc tiêm trộn giữa các loại vắc xin, tiêm tăng cường, bổ sung, nhắc lại, kế hoạch bảo quản, chú ý hạn sử dụng. Đồng thời, tích cực tiêm mũi 3 và đề xuất lộ trình xã hội hóa việc tiêm vắc xin Covid-19; đề xuất cấp có thẩm quyền kế hoạch mua vắc xin 2022 và đặc biệt là vắc xin cho trẻ em cần phải ký hợp đồng trong tháng 12 năm 2021;(3) Bộ Y tế tiếp thu góp ý của Uỷ banThường vụ Quốc hội để kịp thời đề xuất, thảo gở các khó khăn, vướng mắc liên quan tới nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất, cấp phép vắc xin, thuốc điều trị Covid-19…chủ động hơn nữa trong dự báo nhu cầu về số lượng, loại thuốc điều trị Covid-19 cho cả nước để có phương án mua, kể cả mua tập trung, phân bổ; (4) Bộ Y tế, các doanh nghiệp nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định chuyên môn của mình; (5) Các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông để nhân dân yên tâm, tiếp tục tiêm, không phân biệt đối xử với các loại vắc xin đã được cấp phép.  

- Công văn số 8374/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gở khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Công văn nêu rõ: (1) Đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo qui định đối với việc ban hành các Thông tư giảm phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo công văn số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ; (2) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để Bộ Tài chính xem xét ban hành theo qui định.

- Công văn số 8706/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2. Công văn nêu rõ: (1) Bộ Y tế chủ động cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về biến chủng nầy, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả; (2) Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm soát người đến và đi nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chận nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của biến chủng nầy.

- Công văn số 8749/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19. Công văn nêu rõ Bộ Y tế: (1) Chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; (2) Chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin, chủ động triển khai các biện pháp phù hợp điều trị sớm các trường hợp nhiễm mới để hạn chế bệnh chuyển nặng, tử vong; (3) Chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị khẩn trương nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị COVID-19, thúc đẩy thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.

- Công văn số 1662/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường rà soát công tác tiêm vắc xin; quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19. Công văn nêu rõ: (1) Bộ Y tế chỉ đạo hướng dẫn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân trong độ tuổi được chỉ định; (2) Bộ Y tế phân bổ ngay thuốc kháng vi rút dạng viên để các tỉnh, thành phố tổ chức cấp phát cho người bị nhiễm vi rút; (3) Các tỉnh, thành phố triển khai hệ thống theo dõi, quản lý sức khỏe cho tất cả người bị nhiễm vi rút, không để xảy ra tình trạng người nhiễm không liên hệ được với cơ sở y tế, không được phát thuốc điều trị ngay; (4) Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cấp phép, công tác mua sắm bảo đảm đủ thuốc điều trị.

- Công văn số 1677/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục vừa kiểm soát, phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân. Công văn nêu rõ: (1) UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp thực hiện đúng tinh thần công văn 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; (2) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin an toàn, hiệu quả.

- Công văn số 3818/BHXH-CSXH của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về hướng dẫn bổ sung thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Công văn nêu rõ hướng dẫn bổ sung các nội dung liên quan đến việc thực hiện các chính sách theo các công văn: số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ, số 116/NQ-CP của Chính phủ; việc giải quyết, điều chỉnh mức hưởng, hủy hỗ trợ; công tác chi trả hỗ trợ; thay đổi việc nhận/không nhận hỗ trợ; sửa đổi các biểu mẫu của công văn số 3068/BHXH-CSXH.   

- Công văn số 5606/CHK-QLC của Cục Hàng không về kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2. Công văn nêu rõ: Căn cứ tình hình và các khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép không thực hiện các chuyến bay, bao gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia Châu Phi (Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, malawi, Angola, Zambia) đến Việt Nam; cấm nhập cảnh đối với các hành khách có lịch sử đi qua các quốc gia nầy trong vòng 30 ngày trước khi vào Việt Nam.

- Công văn số 11811/BGTVT-HTQT của Bộ Giao thông Vận tải về triển khai Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Công văn giao Cục Hàng không Việt Nam phối hợp chặt chẽ các cơ quan, đơn vị của Bộ VHTT&DL, các Bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa và Kiên Giang triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác cấp phép bay, đảm bảo an toàn phòng chống dịch trên chuyến bay và tại các cảng hàng không, lưu ý chỉ đạo các lực lượng trong ngành hàng không tuân thủ chặt chẽ các qui định về phòng, chống dịch COVID-19.

- Công văn số 11814/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải về tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các lái xe, phụ xe tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Công văn yêu cầu các Sở GTVT: (1) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải, Hiệp hội vận tải trên địa bàn nghiêm túc thực hiện công văn 1812/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT, đặc biệt là việc thực hiện khai báo y tế; (2) Tiếp tục phối hợp Sở Y tế, chính quyền địa phương xử lý vi phạm theo pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm qui định về phòng, chống dịch.

- Công văn số 11818/BGTVT-QHQT của Bộ Giao thông Vận tải về Kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ với các nước. Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các chuyến bay quốc tế trong thời gian qua, trong đó, thời gian 9 tháng đầu năm 2021 đã có xấp xỉ 7,5 nghìn chuyến bay quốc tế có chở khách đi/đến Việt Nam, tổng lượng khách di chuyển 2 chiều là 350 nghìn lượt, hệ số sử dụng ghế trung bình là 13,27%, chiều đến Việt Nam là 3,7 nghìn chuyến bay và hệ số sử dụng ghế trung bình là 6,47%. Công văn cũng đề xuất cụ thể kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách vào Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi và từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân, góp phần thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế trong trạng thái bình thường mới. Công văn cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện Kế hoạch để Thủ tướng Chính phủ xem xét. 

- Công văn số 12048/BGTVT-TTCNTT của Bộ Giao thông Vận tải về sử dụng, khai thác dữ liệu khai báo y tế (mục khai báo di chuyển nội địa) trên ứng dụng PC-Covid. Công văn nêu rõ: Kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2021, Bộ GTVT dừng tổng hợp và gởi thông tin hành khách có khai báo cho các địa phương; đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động khai thác thông tin nầy qua ứng dụng PC-Covid.

- Công văn số 2036/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay chở khách nội địa thường lệ ban hành theo công văn số 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ GTVT. Công văn sửa đổi nội dung liên quan đến khoản 1 Điều 2 và các nội dung của Quy định tại: khoản 1 Mục III; điểm c khoản 1.2 phần 1 Mục IV; khoản 6 Mục VI; toàn bộ Mục VII; khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Mục IX; bãi bỏ Phụ lục của Quy định. Công văn có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021.

- Tải công văn:

https://file.nhidong.org.vn/index.php/s/x9JXt4jXN5p5RGs

LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"