Từ ngày 17 tháng 11 năm 2023 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế "
Cập nhật: 14:29, 22/9/2020
19881 lượt đọc

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH

1. Xuất huyết giảm tiểu cầu(XHGTC)miễn dịch là gì?

- XHGTC miễn dịch là một bệnh lý về máu trong đó số lượng tiểu cầu bị giảm thấp, nguyên nhân là do một số rối loạn từ hệ miễn dịch của cơ thể.

- Tiểu cầu: Thành phần trong máu, giúp tạonhững cục máu đông có tác dụng cầm máu.

- Số lượng bình thường của tiểu cầu trong máu: 150.000 – 400.000 tiểu cầu/ mm3 máu.

- Trong XHGTC, số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000 tiểu cầu/ mm3 máu.

2. Các triệu chứng của XHGTC miễn dịch

- Dễ bị bầm da tự nhiên

- Nổi những chấm đỏ trên da, đè không mất (chấm xuất huyết)

- Chảy máu ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể: nướu răng, mũi, mắt…

- Chảy máu từ các cơ quan trong cơ thể, biểu hiện: đi cầu phân đen, đi cầu ra máu, ói ra máu…

- Có kinh rất nhiều hay kéo dài.

Bằm da          Chấm xuất huyết Chãy máu mũi Ói ra máu

3. Các xét nghiệm cần thực hiện

- Tổng phân tích tế bào máu

- Và một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gây bệnh và phân biệt với các bệnh lý khác:

+Siêu âm

+Tủy đồ

+XN vi sinh: Anti HIV, HBsAg, HCV,..

+ XN miễn dịch: ANA, TSH, FT3,FT4,..

 

4. Điều trị XHGTC miễn dịch

- Điều trị XHGTC miễn dịch cần thời gian và theo dõi sát.

- Trong một số trường hợp XHGTC sẽ tự giới hạn: là những trường hợp trẻ chỉ có vài chấm xuất huyết trên da hoặc vài mảng bầm máu nhỏ đường kính dưới 3cm và số lượng tiểu cầu trên 50.000 tiểu cầu/ mm3 máu. Bệnh nhi sẽ được theo dõi sát để phát hiện triệu chứng xuất huyết nặng có thể xảy ra trong giai đoạn này.

- Khi số lượng tiểu cầu thấp từ 20.000 - 30.000 tiểu cầu/ mm3 máu hay đang bị chảy máu thì một số phương pháp điều trị sau đây được áp dụng:

+Corticosteroids: viên uống hay thuốc truyền tĩnh mạch. Đây là lựa chọn đầu tay trong điều trị các trường hợp có xuất huyết ở niêm mạc chưa có đe dọa tính mạng.

+Globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch, ưu tiên được dùng trong những trường hợp xuất huyết đe dọa tính mạng.

+Truyền tiểu cầu: khi không thể kiểm soát tình trạng chảy máu bằng các loại thuốc nêu trên.

+Có thể sử dụng một số thuốc khác như anti-D, Rituximab, một số thuốc ức chế miễn dịch khác.

 

5. Chăm sóc tại nhà

- Dùng thuốc theo chỉ định của Bác Sĩ và tái khám theo hẹn.Tái khám ngay khi có dấu hiệu xuất huyết.

Khi uống thuốc Corticosteroids lưu ý: uống lúc bụng no. Thuốc có tác dụng phụ là tăng cân, tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn giấc ngủ hay tinh thần, loãng xương, viêm dạ dày khi dùng kéo dài.

- Khi số lượng tiểu cầu của trẻthấp (dưới 50.000 tiểu cầu/ mm3 máu) tránh các hoạt động có thể gây bầm máu hay xuất huyết như leo trèo, đạp xe đạp.Trông chừng trẻ thật sát để hạn chế tối đa nguy cơ té ngã, lộn nhào.

- Khi số lượng tiểu cầu tăng lên ( 50.000-100.000 tiểu cầu/mm3 máu) trẻ có thể tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng. Tránh các môn thể thao va chạm, những hoạt động thể lực mạnh cho đến khi bác sĩ điều trị khuyến cáo tham gia.

- Không được uống aspirin hay ibuprofen. Paracetamol có thể sử dụng nếu trẻ cần giảm đau hay hạ sốt.

- Hỏi bác sĩ về thời điểm chích ngừa phù hợp.

 

- Bạn đọc có thể tải các thông tin nói trên theo đường link sau để sử dụng:

https://file.nhidong.org.vn/index.php/s/cM6gFkwncJtpbE9

LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"