Nhiễm
trùng sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng trên trẻ lứa tuổi sơ sinh (từ
lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì
hệ thống miễn dịch (là cơ quan phòng vệ của cơ thể) chưa phát triển
hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non.
Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ (nặng hay
nhẹ, cơ quan nào bị tổn thương). Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng thường phải
nhập viện, điều trị với thuốc kháng sinh, có thể truyền dịch, thở oxy...
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh là gì?
Trẻ
sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong bào thai, lúc
sinh, hoặc sau khi sinh. Đa số nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống bình thường trong đường sinh dục của mẹ khi đi qua trong lúc sinh; Sau đó vi
khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của bé.
Ngoài
ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus. Một số loại virus như Herpes hay
thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non.
Virus có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh khi trẻ còn trong bụng người mẹ
bị nhiễm virus này, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh.
3. Triệu chứng của nhiễm trùng sơ sinh:
Triệu
chứng bệnh tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Trẻ thường có một giai đoạn
ngắn quấy khóc hoặc biếng bú. Tuy nhiên, nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng nếu
những triệu chứng này tiếp diễn hoặc trẻ có những triệu chứng sau:

Mô hình chọc dò tủy sống ở trẻ sơ sinh
- Thay đổi hành vi: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc trẻ quấy khóc nhiều...
- Thở nhanh (trên 60 lần/phút) hoặc có rối loạn nhịp thở (thở không đều, có lúc ngưng thở ...)
- Da môi nhợt nhạt hoặc tím quanh môi.
- Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
- Sưng mắt hoặc mắt chảy ghèn vàng.
- Bú kém.
- Nôn mửa hoặc ỉa chảy...
Khi có một trong những triệu chứng trên hoặc bạn thấy bé có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đi khám. Ngoài việc hỏi triệu chứng, khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho con bạn làm thêm:
- Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
- Chụp Xquang, siêu âm.
- Chọc dò tủy sống (dùng kim để lấy dịch tủy sống ở vùng thắt lưng)
4. Nhiễm trùng sơ sinh được điều trị như thế nào?
Điều
trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ. Đa số nhiễm trùng sơ
sinh cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu nhiễm trùng của trẻ không
quá nặng, trẻ sẽ được nằm chung với mẹ, và chích thuốc hằng ngày. Nếu
trẻ không bú được hoặc bú kém, hoặc cần phải thở oxy, trẻ sẽ được điều
trị ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt (thở oxy, truyền dịch hoặc đặt ống
thông dạ dày cho ăn,...).