Từ ngày 17 tháng 11 năm 2023 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế "
Cập nhật: 14:23, 14/3/2019
13099 lượt đọc

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHÁM BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ (BHYT) TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

1. CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ KHI KHÁM BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

   - Thẻ BHYT (nếu trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT cần có bản chính Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh kèm theo hộ khẩu mẹ)

   - Thẻ học sinh hoặc giấy xác nhận của địa phương có dán ảnh và dấu giáp lai đối với trẻ trên 6 tuổi.

   - Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy hẹn khám lại tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

2. THẾ NÀO LÀ BHYT HỢP LỆ?

  * NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC HƯỞNG BHYT ĐÚNG TUYẾN NẾU CÓ:

     - Thẻ BHYT hợp lệ.

     - Giấy chuyển tuyến hoặc giấy hẹn khám lại hợp lệ hoặc nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

  * THẾ NÀO LÀ THẺ BHYT HỢP LỆ?

     - Thẻ BHYT: còn hạn sử dụng theo tra cứu trên cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế, đúng mã số thẻ, họ tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân rõ ràng.

     - Trường hợp trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT: có thể sử dụng giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh kèm theo hộ khẩu mẹ.

     - BHYT cho trẻ trên 6 tuổi (bao gồm đối tượng học sinh, hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ…) quy định như sau:

         + Thẻ BHYT có dán hình, có dấu giáp lai.

        + Trường hợp thẻ BHYT không có hình: xuất trình thẻ BHYT kèm theo thẻ học sinh có dán hình, có dấu giáp lai, có chữ ký Hiệu trưởng và dấu nhà trường hoặc giấy xác nhận của địa phương có dán hình và dấu giáp lai.

  * THẾ NÀO LÀ GIẤY CHUYỂN TUYẾN ĐẾN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 HỢP LỆ?       

   - Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (theo mẫu số 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP) có số lưu trữ và có ghi chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1.

   - Mã số thẻ, họ tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân đúng với thẻ BHYT.

   - Giấy chuyển tuyến có giá trị trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký.

   - Lý do chuyển tuyến: khoanh tròn vào lý do chuyển tuyến phù hợp sau đây:

           (1) Đủ điều kiện chuyển tuyến (đúng tuyến).

3. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KHÁM BHYT

  * BƯỚC 1: (tại quầy phát số)

     - Lấy số thứ tự đăng ký khám tại quầy phát số.

     - Ngồi ghế theo dõi màn hình tivi đến lượt số thứ tự vào quầy tiếp nhận BHYT (ô cửa số 1,2,3).

  * BƯỚC 2: (tại quầy tiếp nhận BHYT (ô cửa số 1,2,3))

     - Đăng ký tại quầy tiếp nhận BHYT (ô cửa số 1,2,3).

     - Xuất trình bản chính thẻ BHYT, giấy chuyển tuyến và các giấy tờ có liên quan để giải quyết BHYT.

     - Nhận số thứ tự vào phòng khám.

  * BƯỚC 3: (phòng khám chuyên khoa)

     - Khám bệnh tại phòng khám theo số thứ tự.

  * BƯỚC 4: (tại quầy tiếp nhận BHYT (ô cửa số 1,2,3))

     - Hoàn tất thủ tục đồng chi trả chi phí khám bệnh (nếu có)

     - Nhận lại thẻ BHYT, các chứng từ khác (nếu có)

  * BƯỚC 5:

     - Lãnh thuốc tại quầy phát thuốc BHYT

     - Ra về

4. NGƯỜI BỆNH TÁI KHÁM BHYT

     - Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

     - Đối với bệnh mạn tính: giấy chuyển tuyến được sử dụng một năm dương lịch (tính theo năm dương lịch). Qua năm mới hoặc cấp lại thẻ BHYT thân nhân phải xin giấy chuyển tuyến mới.

     - Đối với các bệnh khác: giấy chuyển tuyến có giá trị 1 tháng hoặc 3 tháng tùy theo từng loại bệnh cụ thể.

 

Nguyễn Phan Như Thảo
LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"