Từ ngày 17 tháng 11 năm 2023 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế "
Cập nhật: 14:31, 2/4/2024
57 lượt đọc

Danh sách sáng kiến, cải tiến chất lượng đã nghiệm thu Quý 1/2024

Quý 1/2024, bệnh viện Nhi đồng 1 tổ chức 8 kỳ Hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến chất lượng. Trong đó, có 6 đề tài sáng kiến đã được công nhận (cấp cơ sở và đơn vị):
1. Chuỗi hoạt động tiện ích cho người bệnh cho người bệnh ngoại trú tại khoa Khám bệnh

     - Chủ nhiệm: Lê Minh Lan Phương

     - Thành viên: Trần Ngọc Thiên Phúc

     - Khoa, phòng: Khoa Khám bệnh

     - Số quyết định công nhận: 101/QĐ-BVNĐ1 ngày 19/01/2024

     - Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

 [1] Hỗ trợ xe vận chuyển cho thân nhân và người bệnh nhập viện từ ngoại trú, chuyển khoa hoặc thực hiện chẩn đoán hình ảnh khu vực nội trú.

 [2] Xây dựng và tổ chức phòng tiện ích cho mẹ và bé với các tiện nghi như: ghế sofa, lavabo rửa tay khi chăm sóc trẻ, các poster hướng dẫn tư thế ngậm vú mẹ đúng, nuôi con sữa mẹ đúng cách,… đảm bảo riêng tư cho các mẹ khi chăm sóc trẻ.

 [3] Phòng chờ đọc sách: trang bị sách, truyện tranh phù hợp nhiều lứa tuổi khác nhau, đồ chơi với chất liệu gỗ, nhựa an toàn cho trẻ

[4] Khu vui chơi cho trẻ bao gồm thú nhún, cầu tuột được vệ sinh mỗi ngày.

[5] Thực hiện quy trình tạm ứng cho bệnh nhân khám dịch vụ, mô hình 1 điểm dừng cho toàn khu khám bệnh, quy trình 1 cửa liên thông cho hoạt động nhập viện với thời gian chờ nhập viện tối đa 30 phút.

2. Chương trình an toàn giao tiếp nghề nghiệp năm 2022

     - Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Hùng

     - Thành viên: Đỗ Văn Niệm, Nguyễn Thị Cẩm Lệ, Nguyễn Thị Bích Nga, Đoàn Phương Tuyết Nhung.

     - Khoa, phòng: Quản lý chất lượng

     - Số quyết định công nhận: 208/QĐ-BVNĐ1 ngày 06/02/2024

     - Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Chương trình đã thiết lập đầy đủ các cấu phần hệ thống để triển khai quản lý giao tiếp nghề nghiệp tại bệnh viện, từ yếu tố tổ chức (nhóm hệ thống), tài liệu hướng dẫn, bảng kiểm đến hệ thống ứng dụng giám sát sự tuân thủ của người cung cấp dịch vụ, ứng dụng đo lường trải nghiệm nhanh của khách hàng.

Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ thông tin – giao tiếp tăng trung bình 10% so với trước can thiệp, đạt mục tiêu > 80% của chương trình. Tỷ lệ phản hồi có trải nghiệm kém qua kênh DESAT giảm > 50%, phản hồi kém nội dung giải thích rõ ràng giảm > 70% và đạt mục tiêu theo chương trình theo thứ tự 30% và > 50%. Tỷ lệ sự cố có nguyên nhân gốc giao tiếp giảm từ 48,7% trước can thiệp (6 tháng đầu năm 2022) xuống còn 17,7% (6 tháng cuối năm 2023).

Chương trình đã áp dụng chính thức toàn viện từ tháng 01/2023. Có 7 khoa đã xúc tiến đề tài can thiệp có trọng điểm theo đặc thù chuyên môn và vấn đề chất lượng của khoa phòng. Mô hình này có thể nhân rộng có điều kiện một phần theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù và yếu tố văn hoá tổ chức ở cơ sở y tế khác tại Việt Nam do chi phí thấp và mô hình thực hiện linh hoạt.

3. Tờ bướm “Những việc cần lưu ý khi chuẩn bị nội soi phế quản cho trẻ”

     - Chủ nhiệm: Trần Thị Kim Ngọc

     - Thành viên: Nguyễn Thị Thanh Loan, Đặng Thị Tuyết

     - Khoa, phòng: Hô hấp

     - Số quyết định công nhận: 332/QĐ-BVNĐ1 ngày 06/03/2024

     - Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Tờ bướm được thiết kế nhỏ gọn dễ dàng cho thân nhân bệnh nhi tham khảo, cất giữ. Bên cạnh những hướng dẫn của Điều dưỡng, thân nhân còn có thể đọc tờ bướm với những từ ngữ dễ hiểu dưới những hình ảnh minh hoạ, từ đó thân nhân hiểu rõ cách thực hiện những dặn dò quan trọng để chuẩn bị bệnh nhi trước nội soi cũng như ăn uống, theo dõi sau nội soi. Từ khi thí điểm không có trường hợp nào hoãn doi, khi soi đúng tiến độ giúp phát hiện sớm nguyên nhân bệnh của trẻ để có biện pháp can thiệp sớm hạn chế gây kéo dài thời gian nằm viện Ngoài khoa Hô hấp thì tất cả bệnh nhân ở các khoa tại bệnh viện Nhi đồng 1 có chỉ định nội soi hô hấp, các nhân viên khác sẽ không nắm rõ trong việc dặn dò thân nhân bệnh nhi thì tờ bướm là cơ sở khoa học và quy chế trong nội soi phế quản, hỗ trợ cho nhân viên các khoa không chuyên dặn dò bệnh nhi có nội soi. Bên cạnh đó, tờ bướm còn truyền tải đến khách hàng những thông tin ngắn gọn cần thiết: địa chỉ bệnh viện, số điện thoại, mã QR đăng ký khám bệnh tại bệnh viện Nhi đồng 1.

4. Sách hướng dẫn chế độ ăn sinh Ceton

     - Chủ nhiệm: Nguyễn Ngọc Minh Trang

     - Thành viên: Nguyễn Tuệ Như

     - Khoa, phòng: Dinh dưỡng

     - Số quyết định công nhận: 419/QĐ-BVNĐ1 ngày 20/03/2024

     - Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Quyển sách gồm 3 mục chính: công thức nấu ăn, phương pháp quy đổi thực phẩm và giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi sử dụng chế độ ăn sinh ceton.

    + Công thức nấu ăn: hướng dẫn nấu một số món ăn theo chế độ ăn sinh ceton thể cổ điển với từng tỷ lệ là 1/1, 2/1, 3/1 và 4/1. Các món ăn được liệt kê trong sách gồm 4 nhóm: súp – cháo – canh, món chính, món tráng miệng và các loại thức uống.

    + Phương pháp quy đổi thực phẩm: hướng dẫn thân nhân bệnh nhi cách quy đổi thực phẩm tương đương trong cùng nhóm nhằm làm tăng sự đa dạng, phong phú của bữa ăn. Các nhóm thực phẩm được đề cập trong sách gồm: nhóm cung cấp chất đạm, nhóm rau, nhóm trái cây và nhóm các loại hạt.

Thông qua việc sử dụng “Sách hướng dẫn chế độ ăn sinh ceton”, chúng tôi nhận thấy thân nhân bệnh nhi được tư vấn về chế độ ăn sinh ceton rõ ràng hơn, được hướng dẫn một số công thức nấu ăn để chuẩn bị bữa ăn đa dạng hơn cho trẻ. Mặt khác, trẻ ăn uống được tốt hơn, giảm cảm giác đói

Kết quả cho thấy trẻ thích ăn các món súp, canh và sinh tố bơ dâu tây hơn. Các món ăn chế biến từ củ nưa ít được yêu thích do các thực phẩm làm từ nưa khá dai, dẫn đến trẻ gặp khó khăn khi nhai. Một số món trẻ không ăn tốt khi tỷ lệ L/(P + G) của bữa ăn tăng lên do lượng dầu/mỡ của món ăn cũng tăng lên tương ứng. Trẻ cảm thấy ngấy, khó tiêu khi ăn bữa ăn quá nhiều chất béo.

5. Giải pháp nâng cao hài lòng thân nhân có con đang điều trị tại khoa Hồi sức sơ sinh dịp tết Giáp Thìn – 2024

     - Chủ nhiệm: Lê Hoàng Phương

     - Thành viên: Phạm Thị Thanh Tâm

     - Khoa, phòng: Hồi sức sơ sinh

     - Số quyết định công nhận: 419/QĐ-BVNĐ1 ngày 20/03/2024

     - Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Trước đây người nhà có nhu cầu gửi lời chúc cho con chỉ có thể chúc trong suy nghĩ, hoặc tại nhà, không ghi được thành lời để tại giường bệnh.

Phiếu “Lời ước nguyện cho con” kích thước 10x10cm, in trên giấy bìa cứng, gồm hai mặt.

    + Mặt trước: Logo bệnh viện Nhi đồng 1 ở trung tâm. Phía trên logo: hình hoa mai vàng biểu tượng cho Tết. Phía dưới logo: tên khoa Hồi sức sơ sinh và slogan khoa: Phát triển An toàn Hạnh phúc như trong lòng Mẹ. Bên phải logo: Treo liễng đỏ ghi tên phía “Lời ước nguyện cho con”

    + Mặt sau: Phía trên: hình hoa mai vàng biểu tượng cho Tết. Ở trung tâm: “Lời ước nguyện cho con” và 5 dòng kẻ để người nhà viết, ngày tháng năm viết. Phía dưới: Logo bệnh viện, tên khoa Hồi sức sơ sinh và slogan khoa.

Phiếu được người nhà bệnh nhi viết tại khoa (khu vực thân nhân trước khi vào thăm bệnh.

6. Chuyển đổi dạng dùng thuốc uống tại bệnh viện Nhi đồng 1

     - Chủ nhiệm: Võ Đức Trí

     - Thành viên: Huỳnh Tấn Theo, Nguyễn Thị Kiều Thu

     - Khoa, phòng: Dược

     - Số quyết định công nhận: 382/QĐ-BVNĐ1 ngày 14/03/2023

     - Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Sáng kiến dạng quy trình: Xây dựng hướng dẫn chuyển đổi dạng dùng một số thuốc uống và triển khai hoạt động pha chế nhằm giúp cho các bệnh nhi sử dụng thuốc dễ dàng và phân liều được chính xác hơn.

Thực hiện chuyển đổi dạng dùng của một số thuốc viên (dạng rắn) sang dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch, siro) với chất dẫn thích hợp. Tiêu chí để lựa chọn một thuốc để tiến hành chuyển đổi dạng dùng phải thỏa 4 điều kiện sau:

(1) Thuốc viên có liều dùng quá nhỏ (1 viên chia từ 5 phần trở lên như 1/5, 1/6,…) hoặc gặp khó khăn trong phân liều (chia 1 viên thành số phần lẻ như 3,5,7…).

(2) Trên thị trường chưa có dạng bào chế phù hợp cho trẻ.

(3) Có sẵn chất dẫn phù hợp tính chất lý hóa của dược chất để chuyển đổi dạng dùng.

(4) Có tài liệu tham khảo về chuyển đổi dạng dùng.

Tiến hành đóng gói và hướng dẫn điều dưỡng bảo quản, phân liều, phân phát cho bệnh nhân các chế phẩm sau khi chuyển đổi dạng dùng

Kết quả đạt được: Triển khai được 41 lần chuyển đổi dạng dùng thuốc uống với tổng số sản phẩm pha chế được là 135 sản phẩm, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhi tại khoa Hồi sức tim, Ngoại tim mạch và Tim mạch (tính từ 15/05/2023 – 31/12/2023)

Tỷ lệ sai sót trong chuẩn bị thuốc cần chia nhỏ liều đạt 1,18%. Đạt 81,8% Điều dưỡng hài lòng khi thực hiện y lệnh thuốc sau khi chuyển đổi dạng dùng.

(Vui lòng xem Quyết định tại mục Nhân viên / Văn bản pháp luật)

ThS Lê Thị Trúc
LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"