Từ ngày 01/01/2025 Bệnh viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và không bảo hiểm y tế theo Nghị quyết 118/NĐ-HĐND của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Cập nhật: 10:42, 13/2/2025
160 lượt đọc

Danh sách sáng kiến, cải tiến chất lượng đã nghiệm thu Quý 4/2024

Quý 4/2024, bệnh viện Nhi đồng 1 tổ chức 13 kỳ Hội đồng Thẩm định và 18 kỳ Hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến chất lượng. Trong đó, có 20 đề tài sáng kiến đã được công nhận (cấp cơ sở và đơn vị):

1. Cải tiến chất lượng dịch vụ chủng ngừa

- Chủ nhiệm: Phạm Phi Phượng

- Thành viên: Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Tấn Hưng, Huỳnh Miêu Du, Trần Quang Minh

- Khoa, phòng: Chỉ đạo tuyến

- Số quyết định công nhận: 2605/QĐ-BVNĐ1 ngày 03/10/2024

- Cấp thực hiện: Cơ sở

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Với các giải pháp đã đề ra, hoạt động cải tiến chất lượng dịch vụ tiêm ngừa tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 không chỉ mang lại tác động tích cực cho bệnh viện mà còn giúp cho khách hàng sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất và an toàn nhất.

Từ việc số hóa, cải tiến quy trình góp phần giảm tải các thủ tục hành chánh và giấy tờ. Với kết quả thu được của hoạt động này ngoài việc rút ngắn thời gian khám, báo cáo còn là tiền đề cho việc hướng tới sổ tay tiêm chủng cho các bé khi tiêm chủng tại bệnh viện. Đến với Bệnh viện Nhi Đồng 1, quý phụ huynh sẽ được truy xuất và cập nhật lịch sử tiêm chủng của bé bất cứ lúc nào. Ngoài ra, không gian tiêm chủng được tách riêng khỏi khu vực khám bệnh giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn, không còn lo lắng về việc phải chờ chung với trẻ bị bệnh, từ đó nâng cao trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng đã được cải thiện đáng kể, chỉ số hài lòng chung tăng từ 3,908 lên 4,426 sau khi thực hiện cải tiến. Với các tài liệu GDSK về tiêm chủng được biên soạn bởi chuyên gia về Nhi và dựa trên tài liệu của Hội Y học dự phòng cung cấp các thông tin cần thiết cho phụ huynh về tiêm chủng ở trẻ em. Các nội dung này được tích hợp thành bướm, clip được đăng trên website và kênh youtube giúp cho mọi người dân có thể xem và cập nhật kiến thức.

Các hoạt động cải tiến còn góp phần thu hút nhiều khách hàng hơn đến sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Mặc dù xuất hiện nhiều đối thủ cạnh như như VNVC, Long Châu, và các Trung tâm Tiêm chủng mới nổi khác nhưng lượng khách hàng tiêm chủng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng tăng đáng kể sau khi thực hiện các giải pháp cải tiến từ tháng 11/2023 số lượt tiêm chủng qua từng tháng số lượt tiêm chủng tăng dao động từ 1,5 - 2 lần số lượt khám trong tháng, từ 28 lượt/ngày lên 41 lượt/ngày.

2. Chương trình “Trao yêu thương, ngày chủ nhật của em”

- Chủ nhiệm: Chu Văn Thành

- Thành viên: Nguyễn Thanh Huy, Trần Thị Phong Lan

- Khoa, phòng: Công tác xã hội

- Số quyết định công nhận: 2671/QĐ-BVNĐ1 ngày 11/10/2024

- Cấp thực hiện: Cơ sở

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Sáng kiến đáp ứng tham gia 770 trẻ.

Kết quả khảo sát ý kiến thân nhân: Chương trình vui nhộn, thu hút trẻ tham gia (100%), các hoạt động được tổ chức ngoài trời mang tính rèn luyện thể chất (100%). Bé cảm thấy thoải mái hơn sau buổi sinh hoạt ngoài trời (100%), bé thích thú với các trò chơi mà ban tổ chức thực hiện (100%), bé có cơ hội được giao lưu với các bạn (100%), tinh thần bé phấn chấn hơn, hợp tác điều trị tốt hơn (100%)

Kết quả khảo sát ý kiến nhân viên y tế: Thời gian của chương trình phù hợp với thời gian làm việc của NVYT tại khoa/phòng (90%), thời gian tham gia chương trình không ảnh hưởng đến thời gian khám bệnh của bệnh nhi(98%), chất lượng âm thanh không ảnh hưởng đến bệnh nhi đang điều trị tại khoa (94%). Chất lượng âm thanh không ảnh hưởng đến hoạt động làm việc của khoa/phòng (90%), các hoạt động vui chơi giải trí không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhi (100%), các bệnh nhi sau khi tham gia chương trình hợp tác điều trị tốt hơn (94%).

Sáng kiến là một chương trình ý nghĩa đối với bệnh nhi, góp phần mang lại hiệu quả tích cực về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, bệnh viện bạn có thể tham khảo và triển khai áp dụng.

3. Bảng thông tin vị trí điều dưỡng

- Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Phương Hoà

- Khoa, phòng: Sơ sinh 2 – Chuyển hoá, Di truyền

- Số quyết định công nhận: 2978/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/10/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Sản phẩm là bảng thông tin vị trí điều dưỡng trong giờ tực, được thiết kế để đặt tại vị trí quầy tiếp nhận của khoa. Bảng thông tin bao gồm các phiếu lật bằng nhựa trong, mỗi phiếu đại diện cho 1 vị trí hiện tại của điều dưỡng. Bảng này sẽ giúp thân nhân bệnh nhân và nhân viên y tế dễ dàng xác định vị trí điều dưỡng, giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm và tăng cường hiệu quả chăm sóc y tế.

4. Thay đổi lưu đồ thực hiện và lưu kết quả xét nghiệm huyết đồ tại khoa Xét nghiệm Huyết học

- Chủ nhiệm: Trần Châu Bích Thuỷ

- Thành viên: Nguyễn Thị Như Hạ

- Khoa, phòng: Xét nghiệm Huyết học

- Số quyết định công nhận: 2978/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/10/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Sáng kiến thay đổi luồng công việc, tuân thủ tiêu chí sạch, dơ của an toàn sinh học cấp II

Phiếu chỉ định và kết quả không bị nhiễm khuẩn bởi phòng xét nghiệm khi về tới khoa lâm sàng và bệnh nhân (~94%). Đồng thời, lưu được quan trắc gốc dễ dàng (100%)

Sáng kiến có khả năng áp dụng cho các xét nghiệm mang tính chất thực hiện thủ công khác.

5. Thông tin GDSK và Video những điều cần biết khi đưa trẻ đi tiêm chủng

- Chủ nhiệm: Nguyễn Tấn Hưng

- Thành viên: Phạm Phi Phượng

- Khoa, phòng: Chỉ đạo tuyến

- Số quyết định công nhận: 2978/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/10/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Tập trung 10 điều cần biết khi đưa trẻ đi tiêm chủng được chia thành 3 mục trước khi đi tiêm, trong khi tiêm và sau tiêm, cung cấp các thông tin lịch hoạt động của trung tâm tiêm chủng, trong đó, có cả lịch chương trình tiêm chủng mở rộng, số điện thoại tổng đài tư vấn và đặt lịch tiêm chủng, đặc biệt Slogan nhấn mạnh vai trò của tiêm chủng

Video nhận được trung bình 809 lượt xem được công bố trên nền tảng Website bệnh viện Nhi đồng 1 mỗi năm.

6. Video clip Tiêm vắc xin ở trẻ em

- Chủ nhiệm: Nguyễn Tấn Hưng

- Thành viên: Phạm Phi Phượng

- Khoa, phòng: Chỉ đạo tuyến

- Số quyết định công nhận: 2978/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/10/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Clip cung cấp những thông tin về vắc xin phòng bệnh, đặc điểm những bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa, lứa tuổi bắt đầu có thể tiêm. Niêm yết các thông tin mở rộng: lịch hoạt động của trung tâm tiêm chủng, tiêm chủng mở rộng, số điện thoại tổng đài tư vấn và đặt lịch tiêm chủng, Slogan nhấn mạnh vai trò của tiêm chủng.

Video được công bố trên các nền tảng: youtube, website bệnh viện Nhi đồng 1, thu hút trung bình khoảng 784 lượt xem/năm.

7. Cải thiện sự hài lòng của thân nhân trong khi chờ xuất viện tại khoa Sơ sinh

- Chủ nhiệm: Võ Đức Trí

- Thành viên: Nguyễn Kiến Mậu, Nguyễn Minh Trí, Vũ Thị Hà Phương, Lý Ngọc Linh

- Khoa, phòng: Sơ sinh

- Số quyết định công nhận: 2672/QĐ-BVNĐ1 ngày 11/10/2024

- Cấp thực hiện: Cơ sở

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Qua thời gian thực hiện cải tiến, chúng tôi ghi nhận có sự cải thiện về các mục tiêu đã đề ra nhờ việc triển khai các can thiệp tập trung vào các vấn đề chính còn tồn đọng dựa trên phân tích Pareto. Tỷ lệ % tuân thủ đầy đủ quy trình dự kiến xuất viện của NVYT chỉ có 30% ở tuần 14. Dựa trên phân tích Pareto các bước NVYT thường không tuân thủ, chúng tôi đã tập trung can thiệp giám sát và nhắc nhở NVYT ở các bước này (bước 1,4,5,2) và nâng tỷ lệ này lên đạt mục tiêu 95% ở tuần 20 sau đó duy trì tới tuần 35 năm 2024. Ngoài ra, tỉ lệ HLNB đạt mức 4 -5 cũng tăng có ý nghĩa từ mức 60% trước can thiệp lên mức 95% và duy trì ổn định sau can thiệp. Bên cạnh đó chúng tôi cũng giảm được thời gian chờ xuất viện trung bình. Đề án cải tiến chất lượng này giúp lãnh đạo khoa nắm bắt được những điểm yếu trong khâu xuất viện, biết được TNBN không hài lòng ở phần nào từ đó có kế hoạch can thiệp để cải thiện việc xuất viện tại khoa Sơ Sinh. Sau can thiệp, NVYT biết và hiểu được phải tuân thủ quy trình dự kiến xuất viện, do đó đề án này cần tiếp tục duy trì và nhân rộng ra các khoa khác. Đề án này đã đưa ra được “Quy trình chuẩn bị cho bệnh nhân dự kiến xuất viện”. Đây là điểm mới của đề án vì quy trình này giúp cho NVYT và TNBN chuẩn bị trước khi xuất viện 24 giờ, cải thiện sự hài lòng của thân nhân khi chờ làm thủ tục xuất viện, đồng thời cũng giảm sai sót của NVYT từ đó rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất viện

8. Sản phẩm truyền thông về bệnh chàm da ở trẻ em

- Chủ nhiệm: Lê Minh Lan Phương

- Thành viên: Tôn Nữ Cẩm Anh, Đặng Ngọc Thái

- Khoa, phòng: Khoa Khám bệnh

- Số quyết định công nhận: 2673/QĐ-BVNĐ1 ngày 11/10/2024

- Cấp thực hiện: Cơ sở

- Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Bộ sản phẩm truyền thông về chàm da được xây dựng và ứng dụng vào hoạt động thông tin tư vấn của bác sĩ tại phòng khám giúp hỗ trợ cho bác sĩ cung cấp thông tin về cách chăm sóc trẻ bị chàm da hiệu quả hơn, thân nhân dễ tiếp thu và dễ dàng truyền đạt lại cho người nhà. Đồng thời, với bộ sản phẩm sáng kiến trên, trong đó có tờ bướm được CÁ NHÂN HOÁ theo từng người bệnh. Theo dõi tình trạng bệnh nhân cũng như tuân thủ điều trị của thân nhân người bệnh thông qua việc khảo sát lại kiến thức và thái độ của thân nhân người bệnh về cách chăm sóc trẻ chàm da khi tái khám. Nhiều trường hợp thân nhân người bệnh không nhớ được hết các thông tin mà bác sĩ tư vấn hướng dẫn. Do đó, các thông tin trong poster, tờ bướm, video clip sẽ giúp các bà mẹ cũng như thân nhân chăm sóc trẻ thực hiện hiệu quả hơn.

Về hiệu quả, sáng kiến được áp dụng từ tháng tháng 01/2024 đến tháng 9/2024 và duy trì đến nay, đạt trên 90% thân nhân bệnh nhi có kiến thức đúng về bệnh chàm da, vượt xa mục tiêu 80% đã đặt ra. Về phía bác sĩ, bộ sản phẩm công cụ hỗ trợ quá trình tư vấn người bệnh trong lúc khám và sau khi thân nhân về nhà để chăm sóc trẻ; từ đó có thêm thời gian tư vấn sâu về bệnh cho bệnh nhi, đồng thời tạo được thói quen theo dõi người bệnh liên tục

9. Nâng cao chất lượng điều trị tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1

- Chủ nhiệm: Đinh Tấn Phương

- Thành viên: Nguyễn Khánh Linh, Trần Văn Định, Đỗ Minh Hùng, Cao Minh Hiệp

- Khoa, phòng: Khoa Cấp cứu

- Số quyết định công nhận: 2674/QĐ-BVNĐ1 ngày 11/10/2024

- Cấp thực hiện: Cơ sở

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Cải tiến quy trình nội bộ thông qua xây dựng các bảng kiểm (a) bảng kiểm tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, (b) bảng kiểm điều trị bệnh nhân cấp cứu, (c) bảng kiểm thông tin tư vấn điều dưỡng, (d) bảng kiểm chuyển bệnh. Xây dựng tiêu chuẩn xuất khoa (để trả lời câu hỏi bệnh nhân đã ổn định chưa), tăng cường sự tham gia điều phối chuyển bệnh khó của phòng Kế Hoạch Tổng Hợp.

Cải tiến thực hiện từ tuần 24-39 năm 2024, đạt tỷ lệ tuân thủ tiếp nhận người bệnh tại khoa Cấp cứu duy trì > 90% qua các tuần nhằm tối ưu quy trình làm việc. Bên cạnh đó, chất lượng điều trị tại khoa cấp cứu cũng khá tốt với > 80% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất khoa trong vòng 6 giờ đầu nhập viện. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân lưu tại khoa Cấp cứu < 6 giờ vẫn không đạt mục tiêu 70% (trung bình 64%) do một số khoa lâm sàng rơi vào trạng thái “quá tải”. Điều này cho thấy cần có sự tham gia điều phối chuyển bệnh của lãnh đạo khoa, cao hơn nữa là phòng KHTH, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân đã đủ tiêu chuẩn xuất khoa nhưng vẫn chưa thể chuyển do nhiều yếu tố khách quan.

10. Khay gắn thêm cây để gạc

- Chủ nhiệm: Hà Văn Lượng

- Thành viên: Nguyễn Ngọc Cường, Chu Thị Quỳnh Thy

- Khoa, phòng: Phẫu thuật – Gây mê hồi sức

- Số quyết định công nhận: 3014/QĐ-BVNĐ1 ngày 07/11/2024

- Cấp thực hiện: Cơ sở

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Để tránh thiếu và sót gạc trong phẫu trường ngoài việc tuân thủ quy trình kiểm soát gạc cần có những trang thiết bị hỗ trợ cho nhân viên phòng mổ làm việc một cách thuận lợi và khoa học. Khay gắn thêm cây để gạc là phương tiện cho việc kiểm soát gạc sau khi gạc được dùng từ phẫu trường bệnh nhân. Khay làm từ iox 304 hoặc inox 316 phù hợp với chuẩn môi trường phòng mổ, chi phí cho mỗi cái khay khoảng 4.000.000 đồng

Khảo sát các ý kiến người dùng là phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê, điều dưỡng dụng cụ, cử nhân gây mê, kỹ thuật viên gây mê làm việc tại phòng mổ: hầu hết đều nhất trí về hiệu quả và khả năng ứng dụng của sản phẩm trong các ca mổ, cũng như triển khai thêm cho các phòng mổ còn lại

11. Thiết kế may grap giường kiểu mới tại BV Nhi đồng 1

- Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Gian

- Thành viên: Văn Thị Thuý Liên, Đoàn Thị Thanh

- Khoa, phòng: Điều dưỡng

- Số quyết định công nhận: 3301/QĐ-BVNĐ1 ngày 02/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Sản phẩm được thiết kế cải tiến và may lại dựa trên kích cỡ của drap giường cũ. Trong đó, may bo thun toàn bộ viền drap và tạo 4 góc cho drap

Thiết kế bo thun giúp ôm sát vào nệm giường, giúp hạn chế bung drap ra khỏi nệm, 1 cỡ drap sử dụng cho nhiều size nệm khác nhau giúp thuận tiện quản lý may giặt.

12. Giải pháp phòng ngừa sai sót trong quá trình phân loại phiếu chỉ định và trả kết quả xét nghiệm huyết học

- Chủ nhiệm: Dương Kiều Trang

- Thành viên: Nguyễn Thị Đồng Tâm, Nguyễn Thị Huỳnh Như

- Khoa, phòng: Xét nghiệm Huyết học

- Số quyết định công nhận: 3301/QĐ-BVNĐ1 ngày 02/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Dạng kệ có nhiều ngăn phân loại các phiếu chỉ định theo chế độ ưu tiên: phiếu xét nghiệm khẩn, phiếu xét nghiệm công thức máu ngoại trú, phiếu xét nghiệm nội trú, điện di, … Kệ được in tem màu phân loại theo hộc và dán lên kệ, đặt ở khu vực in kết quả phòng nhận mẫu. Nhân viên phòng nhận mẫu thực hiện phân loại khi tiếp nhận

Sáng kiến giúp giảm sai sót và nhầm lẫn khi in, không còn tình trạng mất phiếu chỉ định. Thời gian trả kết quả nhanh hơn.

13. Cải tiến bảng tương hợp thuốc khoa Hồi sức ngoại

- Chủ nhiệm: Trần Quang Dư

- Thành viên: Võ Đức Trí, Phạm Thị Liễu

- Khoa, phòng: Hồi sức ngoại

- Số quyết định công nhận: 3301/QĐ-BVNĐ1 ngày 02/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Để việc tra bảng tương hợp thuốc được rõ và dễ dàng hơn, bảng được phóng to lên thành 90cm x 93cm (trước đây là 60x62cm). Đồng thời, nhóm thiết kế 2 thanh trượt có chiều dài bằng kích thước bảng. Một thanh trượt dọc và một thanh trượt ngang. Giữa mỗi thanh trượt được để hở 1 khoảng trống đúng bằng kích thước của 1 hàng/cột trong bảng. Hai thanh trượt khi giao nhau cũng tạo ra 1 ô có kích thước đúng bằng 1 ô trong bảng.

Sáng kiến giúp thời gian tra cứu thuốc nhanh hơn.

14. Kệ thép không rỉ gắn cây tiêm truyền phòng cấp cứu:

- Chủ nhiệm: Nguyễn Ngọc Tuyền

- Thành viên: Phạm Thị Bạch Thuỷ

- Khoa, phòng: Nội tổng quát 1

- Số quyết định công nhận: 3301/QĐ-BVNĐ1 ngày 02/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Sáng kiến là kệ thép không rỉ gắn trực tiếp lên cây dịch truyền của mỗi giường cấp cứu, bản chất là dụng cụ gắn trên những vòi nước chứa dụng cụ rửa bát. Chất liệu bằng thép không rỉ 304 ở phần thân và nút cố định bằng nhựa. Nút vặn dễ dùng, dễ điều chỉnh và vệ sinh. Có thể tháo rời sau mỗi tua trực để vệ sinh và phơi khô, sử dụng cồn vệ sinh trực tiếp trước khi sử dụng

Sau khi sử dụng, giường bệnh cấp cứu được ngăn nắp hơn, hạn chế rơi ống tiêm và khoá lưu kim xuống đất.

15. Miếng che bảo vệ răng, nướu trong các phẫu thuật Tai Mũi Họng

- Chủ nhiệm: Phú Quốc Việt

- Thành viên: Nguyễn Tuấn Như, Lê Thị Sĩ Thành

- Khoa, phòng: Tai Mũi Họng

- Số quyết định công nhận: 3341/QĐ-BVNĐ1 ngày 03/12/2024

- Cấp thực hiện: Cơ sở

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Tất cả bệnh nhi sau khi sử dụng được đánh giá mức đau theo thang điểm đau theo vẻ mặt của Wong-Baker và cho kết quả có 50% bệnh nhi không có biểu hiện đau, và 50% có biểu hiện đau nhẹ. Tất cả các bệnh nhi khi sử dụng sản phẩm không bị tổn thương răng và nướu, giảm sự đau đớn cho bệnh nhi khi tiếp xúc với các dụng cụ kim loại. Sản phẩm được tất cả các bác sĩ phẫu thuật Tai Mũi Họng hài lòng, Bác sỹ sẽ tự tin để thực hiện các phẫu thuật, giúp phẫu thuật nhanh và chính xác hơn

Sản phẩm mang lại sự an toàn cho bệnh nhi trong rất nhiều các phẫu thuật của chuyên khoa Tai Mũi Họng như: cắt amidan, nạo VA, nội soi thanh khí quản, và các phẫu thuật cần soi treo thanh quản

16. Bàn ghi hồ sơ tại giường

- Chủ nhiệm: Trần Nguyễn Ái Nương

- Thành viên: Trần Tuyết Tiên, Lê Hoàng Thảo Nguyên

- Khoa, phòng: Hồi sức nhiễm

- Số quyết định công nhận: 3661/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Bàn nhỏ gọn, thiết kế linh hoạt được vị trí khi sử dụng, chất liệu inox. Thiết kế bàn có thể gập lại, thuận tiện việc khi cần thao tác trên giường bệnh, không gây vướng hoặc cản trở các hoạt động tại giường bệnh. Dễ dàng di dời bàn qua bên trái hoặc phải, phù hợp với thiết bị trên giường của người bệnh. Bàn chắc chắn, dễ vệ sinh.

17. Cải tiến quá trình phân loại hồ sơ bệnh án lưu trữ

- Chủ nhiệm: Phạm Thị Hồng Thuỷ

- Thành viên: Huỳnh Xuân Lâm, Phạm Tấn Phát

- Khoa, phòng: Kế hoạch tổng hợp

- Số quyết định công nhận: 3661/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Phân loại HSBA tại nguồn cho 02 nhóm loại HSBA thuộc nhóm tai nạn (lưu 15 năm) và HSBA nội trú, ngoại trú thông thường (lưu 10 năm). Tại kho hồ sơ, nhân viên kho tiến hành quy hoạch sẵn khu vực dành riêng cho HSBA thuộc nhóm tai nạn để tách riêng, đính nhãn ghi chú và chuyển vào kho lưu trữ

Sáng kiến giúp tiết kiệm công sức và thời gian nhân viên lưu trữ, giảm sai sót trong khâu xác định HSBA tiêu huỷ.

18. Triển khai chữ ký số trên phiếu quản lý sử dụng kháng sinh

- Chủ nhiệm: Trần Quang Minh

- Thành viên: Đặng Hoàng Minh, Lê Hải Ninh

- Khoa, phòng: Công nghệ thông tin

- Số quyết định công nhận: 3661/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Thực hiện triển khai chữ ký số trên “Phiếu quản lý sử dụng kháng sinh”. Thực hiện ký và phê duyệt online.

Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn, loại bỏ thủ tục giấy tờ, chia sẻ thông tin nhanh chóng. Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa/phòng giảm thời gian di chuyển.

19. Gói vệ sinh thân thể bệnh nhân khoa Hồi sức sơ sinh

- Chủ nhiệm: Phạm Thị Thanh Tâm

- Thành viên: Nguyễn Thị Thanh Duy

- Khoa, phòng: Hồi sức sơ sinh

- Số quyết định công nhận: 3661/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Gói vệ sinh thân thể bệnh nhân bao gồm: Xe vệ sinh thân thể được thiết kế 2 tầng. Tầng trên để 3 chai nước gồm: Nước ấm, dung dịch Chlorhexdine 2% và dung dịch Chlorhexdine 0,5% đã được pha để tắm cho trẻ sanh non dưới 28 tuần và cân nặng < 1500gram. Chai đựng nước ấm và dung dịch Chlorhexdine 0,5% được sử dụng từ chai dung dịch sát trùng tay thay hàng ngày sau khi vệ sinh chai & được treo lên thân chai có mã màu để phân biệt.

20. Thanh toán tạm ứng khám ngoại trú bằng mã QR động

- Chủ nhiệm: Lê Minh Lan Phương

- Thành viên: Trần Quang Minh, Vũ Thị Thanh Thuỷ

- Khoa, phòng: Hồi sức sơ sinh

- Số quyết định công nhận: 3661/QĐ-BVNĐ1 ngày 31/12/2024

- Cấp thực hiện: Đơn vị

Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:

Mã QRcode từ máy tính sẽ được hiển thị trên máy tính thư ký và máy tính bảng qua kết nối wifi và web. Thông tin hiển thị bao gồm: Họ tên người bệnh, Tuổi, Địa chỉ; Số tiền tạm ứng; Mã Qrcode. Trường hợp máy tính bảng không hiển thị được thông tin mã Qrcode thì thư ký vẫn có thể in trực tiếp thông tin mã Qrcode trên máy in nhiệt số thứ tự khám bệnh.

Sau khi thân nhân chuyển khoản thành công, hệ thống tự động điền số hoá đơn vào trường dữ liệu thanh toán của thư ký tiếp nhận

Hiệu quả: Nâng cao tỷ lệ hài lòng của thân nhân bệnh nhân và nhân viên y tế. Giảm được 5 phút 10 giây thời gian thực hiện thao tác tiếp nhận người bệnh. Giảm than phiền người bệnh về thao tác thực hiện chuyển khoản.

LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"