Từ ngày 17 tháng 11 năm 2023 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế "
Cập nhật: 9:56, 26/8/2022
5773 lượt đọc

Những điều cần biết về bệnh Thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD là bệnh lý có tính di truyền. Nhiều phụ huynh khi có con mắc bệnh thường băn khoăn, lo lắng. Để giúp cho người chăm sóc trẻ hiểu và an tâm khi chăm sóc trẻ bị bệnh nầy, Khoa Sốt xuất huyết – Bệnh viện Nhi Đồng 1 có xây dựng tờ bướm hướng dẫn với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu dưới đây. Người chăm sóc trẻ và các cơ sở y tế tuyến phường xã có thể sử dụng các nội dung hướng dẫn nầy để thực hành chăm sóc trẻ bệnh.

1. Thiếu men G6PD là gì?

Thiếu men G6PD (glucose-6 phosphate dehydrogenase) là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể  giới tính X nên trẻ nam thường bị bệnh hơn trẻ gái. Trẻ có thể bị  thiếu  máu tán  huyết khi tiếp xúc với các chất oxy hóa.

2.Triệu chứng của trẻ thiếu men G6PD

- Hầu hết trẻ không có triệu chứng gì. Một số có triệu chứng thiếu máu tán huyết  như:

Da xanh nhạt, mệt mỏi, chóng mặt

Nhịp tim nhanh, khó thở

Vàng da

+ Tiểu màu trà đậm

3.Các yếu tố kích hoạt gây tán huyết ở trẻ thiếu G6PD

- Ăn/uống phải một số thực phẩm sau đây:

             

   Đậu tằm (fava)                           Vang đỏ                           Đậu nành                  Việt quất xanh                              Long não

 - Nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi

 - Thuốc

Các thuốc tuyệt đối không dùng

Thuốc giảm đau:Phenazopyridine

+ Kháng sinh: Fluoroquinolones (Ciprofloxacin, Moxifloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin), Nalidixic acid , Nitrofurantoin, Nifuratel

+ Dapsone

+ Methylene blue: thuốc điều trị nhiễm trùng tiểu

+ Thuốc trị tiểu đường:Sulfonylureas (glipizide, glyburide)

+ Điều trị sốt rét: Primaquine, Tafenoquine

+ Điều trị ung thư: Rasburicase, Dabrafenib

+ Thuốc điều trị gout: Pegloticase

Các thuốc cân nhắc dùng được

+ Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen, liều 10 mg/kg/lần, cách 6 giờ nếu sốt; Acetylsalicylic acid (Aspirin), Antipyrine, Tiaprofenic acid.

+ Vitamin C, Vitamin K (liều điều trị thông thường theo tuổi)

+ Kháng Histamin:Antazoline, Diphenhydramine, Tripelennamine

+ Chống động kinh: Phenytoin

+ Kháng lao: Isoniazid, Streptomycin, Para-aminosalicylicacid

+ Điều trị sốt rét: Chloroquine, Hydroxychloroquine, Quinine

+Thuốc kháng nấm: Clotrimazole

+ Điều trị rối loạn nhịp: Procainamide

+ Điều trị Parkinson: Benzhexol, Levodopa

+ Điều trị Gout: Colchicine, Probenecid

4.Các xét nghiệm chẩn đoán:

- Xét nghiệm sàng lọc bằng máu gót chân.

- Xét nghiệm chẩn đoán xác định: định lượng men G6PD.

5. Điều trị thiếu men G6PD

 

- Hầu hết không cần điều trị.

- Cần  ngừng ngay các yếu tố kích hoạt gây tán huyết.

- Hiếm khi truyền máu trừ khi  thiếu máu nặng.

6. Dự phòng

 

- Phải cho bác sĩ biết về tình trạng thiếu G6PD của trẻ.

- Tránh các yếu tố kích hoạt làm vỡ hồng cầu.

- Gia đình có trẻ bị thiếu G6PD cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn về di truyền.


Bùi Thị Bích Phượng khoa Sốt Xuất Huyết
LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"