Từ ngày 17 tháng 11 năm 2023 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 áp dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế "
Cập nhật: 18:29, 31/7/2021
185 lượt đọc

Công văn 200/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng COVID-19 trong nước và trực tuyến với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP Hồ Chí Minh

Trang web Bệnh viện Nhi Đồng 1 xin gởi đến phụ huynh và người chăm sóc trẻ công văn số 200/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ và một số công văn từ các Bộ, ngành liên quan đến dịch COVID-19 nhận được đến ngày 28/7/2021.

 

- Công văn số 200/TB-VPCP nêu rõ tại cuộc họp, sau khi nghe các báo cáo và các ý kiến Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: (1) Các Bộ, cơ quan phải dành sự quan tâm đặc biệt để nhanh nhất, sớm nhất có thể sản xuất được vắc xin trong nước; (2) Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, bổ sung Thông tư theo trình tự rút gọn để hướng dẫn, tham khảo qui trình của các nước đã thực hiện cấp phép vắc xin phòng Covid-19; (3) Các Bộ và cơ quan liên quan tập trung, hỗ trợ tích cực đối với các dự án chuyển giao công nghệ và nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vắc xin thông qua chuyển giao công nghệ; (4) Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp Bộ Tài chính xem xét kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 nhằm đảm bảo tính khả thi; (5) Bộ Tài chính phối hợp Bộ Y tế qui định cụ thể tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin và kinh phí đầu tư nâng cấp qui mô sản xuất vắc xin phòng Covid-19 trong nước; (6) Kiên quyết không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong việc nghiên cứu, phát triển vắc xin để có được vắc xin ản xuất trong nước nhanh nhất, sớm nhất. 

- Công văn số 4942/VPCP-KGVX và công văn số 5020/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Công văn nêu rõ: Bộ Y tế kịp thời xử lý và trả lời văn bản của địa phương báo cáo về nhu cầu hỗ trợ nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 đã gởi Văn phòng Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

- Công văn số 5049/VPCP-KHTH của Văn phòng Chính phủ về tiếp nhận xe ô tô cứu thương cho, tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Công văn nêu rõ: Để kịp thời huy động các nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19, giao các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động xem xét, quyết định việc tiếp nhận xe cứu thương trong lĩnh vực y tế do tổ chức, cá nhân tài trợ phục vụ công tác phòng chống đại dịch Covid-19 thuộc trường hợp qui định tại khoản 4 Điều 3 công văn số 29/2018/NĐ-CP theo đúng qui định pháp luật hiện hành. Việc tiếp nhận phải đảm bảo tiêu chuẩn, định mức và các qui định liên quan theo công văn số 04/2019/NĐ-CP. Trường hợp phát sinh vấn đề vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính đề xuất xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

- Công văn số 4119/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh COVID-19. Công văn nêu rõ UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải y tế, chất thải sinh hoạt phát sinh do dịch bệnh Covid-19 tại các khu vực; chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chủ động liên hệ các cơ sở xử lý chất thải nguy hại xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Trường hợp tại địa phương không đủ năng lực, đề nghị UBND cấp tỉnh chủ động liên hệ địa phương khác hỗ trợ.

- Công văn số 2218/BHXH-TST của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Công văn nêu rõ BHXH cấp tỉnh phân công lãnh đạo, viên chức chủ động liên hệ với các doanh nghiệp gặp khó khăn để đôn đốc, hướng dẫn lập hồ sơ giải quyết các chính sách theo công văn số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi nhận được hồ sơ, thời gian giải quyết không quá 01 ngày làm việc.

- Công văn số 7313/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng công bố phương án tổ chức giao thông trong thời kỳ dịch bệnh COVID19. Công văn nêu rõ Chủ tịch UBND cấp tỉnh: (1) Chỉ đạo Sở GTVT và các cơ quan, đơn vị chức năng xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin và truyền thông vê phương án tổ chức giao thông và các giấy tờ cần thiết sẽ kiểm tra tại chốt kiểm dịch Covid­-19; (2) Không để xảy ra tình trạng thiếu phương tiện, thiếu lái xe và ùn tắt giao thông tại các chốt kiểm dịch Covid­-19; (3) Các địa phương nới lỏng hoặc dở bỏ các biện pháp giãn cách xã hội không để bị động, lúng túng trong điều hành giao thông vận tải nhằm phục vụ cao nhất nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp.

- Công văn số 5886/BYT-MT của Bộ Y tế về vận chuyển hàng hóa. Công văn nêu rõ UBND cấp tỉnh chỉ đạo: (1) Các đơn vị vận tải, chủ phương tiện vận tải và người đi trên phương tiện vận tải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong suốt quá trình vận tải theo qui định với từng cấp độ dịch; đảm bảo xuất trình được mã QR kết quả khai báo y tế khi có yêu cầu kiểm tra; (2) Với địa bàn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg người sử dụng và đi trên phương tiện vận tải phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm; (3) Thực hiện kiểm tra qui định phòng chống dịch Covid-19 như sau: Các địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa kiểm tra giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm; Các chốt kiểm tra dịch Covid-19 không kiểm tra giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm đối với phương tiện vận chuyển và người đi theo giữa các địa phương cùng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, không kiểm tra trên tất cả các tuyến giao thông phương tiện vận chuyển hàng hóa có Giấy nhận diện phương tiện theo thời hạn do Sở GTVT cấp; (4) Bố trí ngay nhân lực và test nhanh kháng nguyên cho các điểm tập kết phương tiện do địa phương tổ chức để tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm; (5) Chỉ đạo Sở Y tế ưu tiêm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người điều khiển phương tiện và nhân viên nghiệp vụ đi cùng; (6) Trong quá trình thực hiện phòng chống dịch, không phát sinh thêm các yêu cầu đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa. Nếu cần, phải có sự thống nhất với Bộ Y tế và Bộ GTVT trước khi bổ sung.

- Công văn số 8065/BTC-NNN của Bộ Tài chính về báo cáo định kì tình hình thực hiện phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid­-19. Công văn nêu rõ các Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo nhu cầu kinh phí và tình hình thực hiện chế độ đặc thù, chính sách, chi phí hỗ trợ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid­-19 vào thứ 5 hàng tuần gởi về Bộ Tài chính để chủ động trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn.

- Công văn số 843/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Phương án ứng phó với các cấp độ của dịch Covid­-19 tại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Công văn nêu rõ các hoạt động thực hiện tương ứng với 3 cấp độ dịch: Cấp độ 1 khi chưa có trường hợp nhiễm, nghi nhiễm; Cấp độ 2 khi có trường hợp nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid­-19; Cấp độ 3 khi có trường hợp nhiễm bệnh. Công văn có nêu rõ 03 quy trình: Quy trình 1, Giám sát trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm tại cơ quan; Quy trình 2, Giám sát trường hợp tự phân loại cách ly; Quy trình 3, Giám sát trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm tại trụ sở Bộ (Trường hợp có dịch bùng phát).

- Công văn số 12/CT-TU của Thành ủy TP Hồ Chí Minh về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covi-19 trên địa bàn thành phố. Công văn nêu rõ mục tiêu tăng cường nhằm: Phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao. Công văn đưa ra các biện pháp cụ thể cần tập trung triển khai, bao gồm việc chính quyền hỗ trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu tại nhà cho các gia đình có trường hợp F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà; thu hẹp diện các đối tượng hoạt động kể cả tạm dừng các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách; các cơ quan nhà nước tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan; các chốt trạm kiểm soát dịch Covid-19 tại các cửa ngõ chỉ cho phép xe công vụ, phương tiện vận tải hàng hóa có mã nhận diện, các xe cá nhân của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang phục vụ phòng chống dịch và các mục đích công vụ; xe đưa rước người dân về quê theo kế hoạch. Công văn nhấn mạnh tăng cường công tác truyền thông chủ động, hiệu quả, an dân; hạn chế tối đa đưa tin một chiều, thiếu kiểm chứng gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. 

- Công văn số 1351/CVMN-QLC của Cảng vụ Miền  Nam - Cục Hàng không Việt Nam về tăng cường biện pháp thực hiện Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Công văn nêu rõ các đơn vị hoạt động tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khẩn trương thực hiện: (1) Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg; (2) Chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch; tuân thủ nghiêm nguyên tắc "3 tại chổ" và "một cung đường, hai điểm đến"; (3) Chủ động triển khai phân công cụ thể từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ tại sân bay thông qua giấy xác nhận công tác của đơn vị mình.

- Tải công văn:

https://file.nhidong.org.vn/index.php/s/cAeECom2XLnHBGc

LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
bvnhidong@nhidong.org.vn
Website:http://nhidong.org.vn

"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"